image banner
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI HUYỆN THỚI BÌNH, TỈNH CÀ MAU

Huyện Thới Bình

Dân số : 135,681 người

Diện tích : 636.4 km2

Huyện U Minh

Dân số : 101,815 người

Diện tích : 771.8 km2

Thành phố Cà Mau

Dân số : 222,991 người

Diện tích : 249.2 km2

Huyện Trần Văn Thới

Dân số : 189,126 người

Diện tích : 697.5 km2

Huyện Đầm Dơi

Dân số : 183,332 người

Diện tích : 810.0 km2

Huyện Cái Nước

Dân số : 138,444 người

Diện tích : 417,1 km2

Huyện Phú Tân

Dân số : 103,894 người

Diện tích : 448.2 km2

Huyện Năm Căn

Dân số : 65,719 người

Diện tích : 482,8 km2

Huyện Ngọc Hiển

Dân số : 77,819 người

Diện tích : 708.6 km2

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

Huyện Thới Bình

Dân số : 135,681 người

Diện tích : 636.4 km2

Huyện U Minh

Dân số : 101,815 người

Diện tích : 771.8 km2

Thành phố Cà Mau

Dân số : 222,991 người

Diện tích : 249.2 km2

Huyện Trần Văn Thới

Dân số : 189,126 người

Diện tích : 697.5 km2

Huyện Đầm Dơi

Dân số : 183,332 người

Diện tích : 810.0 km2

Huyện Cái Nước

Dân số : 138,444 người

Diện tích : 417,1 km2

Huyện Phú Tân

Dân số : 103,894 người

Diện tích : 448.2 km2

Huyện Năm Căn

Dân số : 65,719 người

Diện tích : 482,8 km2

Huyện Ngọc Hiển

Dân số : 77,819 người

Diện tích : 708.6 km2

Thới Bình ưu tiên chăm lo, phát triển đời sống đồng bào dân tộc thiểu số
Màu chữ

Mặc dù đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ khá lớn 4,15% trong tổng số dân toàn huyện nhưng những năm qua, nhờ thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác chăm lo đời sống vùng đồng bào dân tộc cũng như triển khai nhiều giải pháp về phát triển kinh tế, xã hội đã giúp đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Thới Bình nâng cao đáng kể cả về đời sống vật chất lẫn tinh thần. Từ đó tạo sự bình đẳng, đoàn kết giữa các thành phần dân tộc trên địa bàn huyện trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội.      

 
Thới Bình là một huyện thuộc vùng nông thôn, diện tích tự nhiên 63.639 ha, dân số trên 34.000 hộ. Chủ yếu có 3 dân tộc chính là Kinh, Hoa và Khmer và các dân tộc khác cùng sinh sống. Dân tộc Khmer có 1.576 hộ, với 5.656 khẩu (2.810 nam, 2.846 nữ) chiếm 4,64% so với tổng dân số của huyện, tập trung nhiều ở các xã Hồ Thị Kỷ, Tân Lộc, Tân Lộc Bắc, Tân Phú. Hằng năm, huyện đều xây dựng kế hoạch, phân bổ vốn thực hiện các chương trình, dự án hỗ trợ dựa trên định hướng phát triển kinh tế của từng xã và nhu cầu hỗ trợ của người dân. Đồng thời, tập trung hướng dẫn các đơn vị liên quan và các xã triển khai thực hiện các chính sách dân tộc, các chương trình, dự án đúng theo quy định của Nhà nước; đề xuất với các cấp, các ngành có liên quan điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương. Qua đó, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện không ngừng được nâng lên; diện mạo các nơi có đông đồng bào dân tộc sinh sống có nhiều đổi mới; khối đại đoàn kết dân tộc được giữ vững; lòng tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng, Nhà nước được củng cố, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện.

Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền huyện Thới Bình cũng như sự hỗ trợ của các cấp, các ngành, sự đồng tâm, hiệp lực của đồng bào dân tộc thiểu số đến nay đời sống vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số đã có những bước tiến rõ rệt, trên nhiều lĩnh vực.

Về kinh tế, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách quan tâm đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số như: Chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; thực hiện các chương trình, dự án như Chương trình 134 hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn, Chương trình 135 với nội dung phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi cùng nhiều chương trình, dự án khác…

Cụ thể, đối với Chương trình 134, huyện đã tiến hành mua đất tập trung với tổng diện tích là 155.421,4m2, với tổng số tiền là 4.016.000.000 đồng. Qua đó, huyện đã xem xét giao đất sản xuất cho 33 hộ (trung bình mỗi hộ nhận được 4.300m2); cấp đất ở cho 14 hộ (trung bình mỗi hộ nhận được 188,2m2). Phần lớn những hộ được nhận đất đều rất phấn khởi, tập trung đầu tư vào sản xuất, bước đầu mang lại hiệu quả khá, qua đó cải thiện đời sống, tăng thu nhập, giảm bớt khó khăn. Thời gian qua, huyện đã lồng ghép thực hiện Quyết định số 29/2013/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ một số chính sách giải quyết đất ở và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống khó khăn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2013 - 2015 với Quyết định số 33/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách di dân thực hiện định canh, định cư tập trung, định cư xen ghép cho đồng bào dân tộc thiểu số. Qua đó đã thực hiện sang lắp mặt bằng, xây dựng cống thoát nước, điện, nước sinh hoạt, xây dựng nhà ở tại khu dân cư ấp 7, xã Tân Lộc cho 86 hộ nghèo là người dân tộc thiểu số vào định cư, với tổng số tiền đầu tư 4.558 tỷ đồng, cho 20 hộ vay vốn phát triển sản xuất với số tiền 160 triệu đồng.

 Bên cạnh đó, giá trị văn hóa, lễ nghi truyền thống của đồng bào dân tộc được bảo tồn và phát huy, được quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức như: Tết cổ truyền Choi Chnam Thmay, Lễ Sene Dolta, Lễ Vía bà Thiên Hậu và các lễ hội khác. Cơ sở thờ tự từng bước được tu sửa và xây dựng khang trang, tạo được sự an tâm cho các nhà tu hành, chức sắc tôn giáo; Trong những ngày lễ, tết cổ truyền của đồng bào dân tộc, các cấp ủy, chính quyền quan tâm tạo điều kiện tổ chức nhiều hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục thể thao trên tinh thần vui tươi, an toàn, tiết kiệm, tổ chức các đoàn cán bộ đến thăm viếng. Mạng lưới thông tin, văn hóa, thể thao nông thôn đã có sự phát triển. Đặc biệt, hệ thống chính trị vùng DTTS thường xuyên được xây dựng, củng cố và ngày càng phát triển, nhất là hệ thống chính trị cơ sở.

Về giáo dục, trẻ em trong độ tuổi được huy động đến trường đạt trên 95%. Trong những năm qua, huyện đã quan tâm hỗ trợ kịp thời các trường hợp trẻ em là con em của đồng bào DTTS bằng nhiều hình thức nhằm tạo điều kiện tốt nhất để các em đến trường. Riêng tại xã Tân Lộc đã xây dựng được trường trung học phổ thông Hữu Nhem và đã được nâng lên thành trường Tân Lộc nội trú. Bên cạnh đó huyện cũng thực hiện tốt chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút con em đồng bào DTTS. Công tác bảo tồn, phát huy tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc cũng được quan tâm. Hàng năm giao động từ 6 đến 8 điểm dạy chữ cho học sinh, khoảng 8 đến 12 giáo viên đứng lớp, số lượng học sinh hơn 300 em theo học.

Về Y tế, công tác chăm sóc sức khỏe, thực hiện chương trình y tế quốc gia, công tác dân số, KHHGĐ đối với đồng bào DTTS được quan tâm triển khai thực hiện có hiệu quả, có 12/12 xã, thị trấn có trạm y tế, cấp phát BHYT kịp thời cho các đối tượng thuộc diện theo quy định, trong giai đoạn 2014 -2019 tổng số thẻ bảo hiểm y tế đã cấp cho đồng bào dân tộc thiểu số là 17.463 thẻ. Qua đó, đã tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào dân tộc được chăm sóc sức khỏe, khám và chữa bệnh.

Bên cạnh các công tác về phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế các cấp lãnh đạo của huyện Thới Bình cũng triển khai thực hiện tốt công tác xây dựng hệ thống chính trị. Việc phát triển đảng viên trong đồng bào DTTS  được các cấp lãnh đạo, chính quyền từ huyện đến cơ sở chú trọng, tạo điều kiện cho các cán bộ, các tổ chức hội phát huy thế mạnh của từng địa phương, từng vùng; phát triển giới thiệu đoàn viên ưu tú kết nạp vào hàng ngũ của Đảng. Toàn huyện hiện nay có 58 cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang là người dân tộc thiểu số, trong đó có 42 người là đảng viên.

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nhất là các chủ trương, chính sách đặc thù dành cho đồng bào dân tộc đã được triển khai đầy đủ và kịp thời nhằm nâng cao trình độ nhận thức, hiểu biết về pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số đã có nhiều chuyển biến tốt. Công tác vận động nhân dân, phát huy vai trò người có uy tín trong cộng đồng được chú trọng. Những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số không chỉ chấp hành tốt các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước mà còn là hạt nhân trong phát triển kinh tế hộ, là tấm gương cho con cháu và người dân noi theo. Nhiều năm qua, với sự gương mẫu và uy tín của mình, những người có uy tín đã phát huy vai trò quan trọng trong đời sống của người dân; đồng thời tích cực tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.

Bình đẳng giới từng bước được tạo lập giúp người dân nâng cao nhận thức, vươn lên phát huy vai trò của bản thân trong gia đình và xã hội. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng DTTS cơ bản được ổn định, quốc phòng - an ninh được giữ vững. Đồng bào các DTTS đoàn kết, tin tưởng vào đường lối đổi mới, thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nâng cao cảnh giác trước mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch.

Đạt được kết quả khả quan trên là nhờ vào sự lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã tập trung đẩy mạnh việc triển khai các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong đồng bào DTTS, nhất là các chủ trương, chính sách có liên quan đến đồng bào DTTS. Từ đó đã tạo được sự đồng thuận cao, củng cố thêm niềm tin của đồng bào DTTS vào đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước; qua đó đồng bào yên tâm hơn và tập trung vào việc đầu tư phát triển sản xuất, mở rộng kinh tế để phát triển cuộc sống gia đình và góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn huyện.

Để đạt được những kết quả khả quan hơn trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả các chính sách dân tộc cũng như nâng cao hơn nữa đời sống vật chất, tinh thần của bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số, huyện Thới Bình đã, đang và sẽ thực hiện có hiệu quả hơn nữa các giải pháp sau:

 Thứ nhất, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và toàn thể xã hội về vị trí, nhiệm vụ của công tác dân tộc trong tình hình mới. Coi công tác dân tộc là nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể từ huyện đến cơ sở.

Thứ hai, tuyên truyền, giáo dục các chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước cho mọi cán bộ, đảng viên, nhân dân. Phổ biến sâu rộng các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc. Thực hiên tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và đồng bào dân tộc thiểu số về các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tham gia phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ ba, huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội để tập trung giúp đỡ vùng dân tộc thiểu số. Ưu tiên đầu tư xóa đói, giảm nghèo, phát triển nhanh kinh tế - xã hội, giải quyết những khó khăn, bức xúc của đồng bào dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính liên quan đến chính sách dân tộc. Thực hiện công khai, minh bạch các chính sách, chương trình, dự án, vốn đầu tư... để đồng bào biết và tham gia quản lý, giám sát quá trình thực hiện.

Việc thực hiện tốt chính sách dân tộc trên địa bàn huyện có ý nghĩa hết sức quan trọng. Trên cơ sở các giải pháp nêu trên, vừa giải quyết được vấn đề mang tính cấp bách, vừa giải quyết được vấn đề mang tính chiến lược lâu dài của chính sách dân tộc. Đây cũng chính là một trong những tiền đề quan trọng để diện mạo huyện Thới Bình ngày càng có nhiều khởi sắc nhất là trong tiến trình xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới./.

  image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

Huyện Thới Bình

Dân số : 135,681 người

Diện tích : 636.4 km2

Huyện U Minh

Dân số : 101,815 người

Diện tích : 771.8 km2

Thành phố Cà Mau

Dân số : 222,991 người

Diện tích : 249.2 km2

Huyện Trần Văn Thới

Dân số : 189,126 người

Diện tích : 697.5 km2

Huyện Đầm Dơi

Dân số : 183,332 người

Diện tích : 810.0 km2

Huyện Cái Nước

Dân số : 138,444 người

Diện tích : 417,1 km2

Huyện Phú Tân

Dân số : 103,894 người

Diện tích : 448.2 km2

Huyện Năm Căn

Dân số : 65,719 người

Diện tích : 482,8 km2

Huyện Ngọc Hiển

Dân số : 77,819 người

Diện tích : 708.6 km2

Lượt truy cập
  • Tất cả: 1
Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân huyện Thới Bình.

Địa chỉ: Khóm 1 - Thị trấn Thới Bình - Huyện Thới Bình - Tỉnh Cà Mau. 

Điện thoại: 07803.860198 - 07803.860038 - 07803.860463 - 07803.505999 - Fax: 07803 860259 

Email: huyenthoibinh@camau.gov.vn

Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Trung Đỉnh - Chánh Văn phòng HĐND&UBND huyện - Trưởng Ban Biên tập  

ipv6 ready
Chung nhan Tin Nhiem Mang