Huyện Thới Bình triển khai kế hoạch tăng cường công tác đảm bảo an ninh nông thôn
Ngày 17/5/2024, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ban hành kế hoạch số 91/KH-UBND về Tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh nông thôn trên địa bàn huyện.
Nhằm đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung thống nhất của cấp ủy Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền, vai trò nòng cốt của lực lượng Công an cùng với sự tham gia, hưởng ứng tích cực của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân trong công tác phòng, chống tội phạm, TNXH; ổn định tình hình ANCT, TTATXH địa bàn nông thôn, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ cuộc sống bình yên của Nhân dân. Chủ động, quyết liệt, đồng bộ thực hiện các giải pháp phòng ngừa, tấn công trấn áp tội phạm nhằm tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ, căn bản toàn diện trước mắt và lâu dài; quyết tâm kiềm chế các nguyên nhân điều kiện làm phát sinh tội phạm và tệ nạn xã hội. Huy động tối đa nguồn lực để thực hiện tốt công tác này. Nâng cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền; sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cấp, các ngành, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội với lực lượng Công an trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội trên lĩnh vực, địa bàn phụ trách.
Nội dung Kế hoạch yêu cầu cấp ủy, chính quyền cơ sở có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội trực tiếp vận động, tập hợp quần chúng Nhân dân thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh chính sách pháp luật của Nhà nước; phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, phá hoại của các thế lực thù địch, các loại tội phạm, đẩy lùi TNXH; giữ vững ổn định và phát triển mọi mặt đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân vùng nông thôn. Thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1056-QĐ/HU ngày 21/6/2023 của BTV Huyện ủy về ban hành quy chế phối hợp giữa Đảng ủy Công an với Đảng ủy xã, thị trấn về lãnh đạo công tác đảng, công tác chính trị và công tác quần chúng trong Công an xã, thị trấn.
Mỗi cán bộ, đảng viên phải phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu, trong tố giác, cung cấp thông tin về tội phạm, TNXH và tham gia các phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ; có trách nhiệm tuyên truyền, vận động gia đình, người thân và Nhân dân nơi cư trú tham gia thực hiện tốt phong trào. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý tổ chức, cá nhân thực hiện chức trách, nhiệm vụ chưa nghiêm để tội phạm, tệ nạn xã hội hoạt động phức tạp, lộng hành, gây hoang mang, bức xúc trong Nhân dân. Kịp thời phát hiện, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, khắc phục những khó khăn, vướng mắc, bất cập về chủ trương, chính sách trong công tác phòng, chống tội phạm, TNXH. Triển khai các giải pháp nâng cao năng lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực; nhất là tập trung rà soát, khắc phục những sơ hở, thiếu sót trong thực hiện chính sách tôn giáo, dân tộc, các quy định của pháp luật về quản lý đất đai, xây dựng, ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự, các phương án bồi thường, tái định cư, hạn chế sai sót phát sinh tội phạm, tranh chấp, khiếu kiện. Nâng cao chất lượng công tác hòa giải ở cơ sở góp phần giải quyết kịp thời các mâu thuẫn phát sinh, hạn chế gia tăng mâu thuẫn dẫn đến đánh nhau gây thương tích, đơn thư, khiếu kiện vượt cấp.
Tổ chức khai thác, phát huy giá trị, hiệu quả của Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư, Căn cước công dân để chuyển đổi phương thức quản lý, nâng cao hiệu quả quản lý xã hội, quản lý cư trú, quản lý người nước ngoài phục vụ phòng, chống tội phạm; tổ chức kết nối, khai thác hệ thống dữ liệu quốc gia về dân cư với các hệ thống dữ liệu có liên quan phục vụ xây dựng, hoạch định chính sách, chương trình phát triển kinh tế - xã hội, góp phần phòng ngừa tội phạm. Nâng cao hiệu quả quản lý doanh nghiệp kinh doanh tài chính, dịch vụ cầm đồ; không để băng nhóm đối tượng (núp bóng), hoạt động trá hình để cho vay lãi nặng, “tín dụng đen”, đòi nợ thuê; chủ động phát hiện, kiên quyết xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật. Tăng cường công tác quản lý cư trú, quản lý hoạt động của người nước ngoài, đoàn lâm thời, Việt kiều để chủ động phát hiện, ngăn chặn xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật.
Củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo huyện về phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp và Hội đồng ANTT cấp xã; huy động cả hệ thống chính trị và Nhân dân tham gia phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn tội phạm, TNXH trên địa bàn.
Thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành để tăng cường kiểm tra các lĩnh vực, địa bàn nhất là những lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh tội phạm và vi phạm pháp luật. Tập trung xử lý nhanh dứt điểm các vụ, việc phức tạp xảy ra, xử lý nghiêm các hành vi bao che, tiếp tay cho tội phạm, TNXH.Hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất, trang bị phương tiện kỹ thuật, huy động các nguồn kinh phí hợp pháp phục vụ công tác phòng, chống tội phạm, TNXH, nhất là lực lượng Công an cấp xã.
Phát huy vai trò của Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, các tầng lớp Nhân dân trong quản lý, giáo dục thanh, thiếu niên vi phạm pháp luật, đối tượng cải tạo không giam giữ ngoài xã hội, tù tha, vi phạm, nghiện ma túy. Tuyên truyền thủ đoạn, kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em, phòng, chống tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức “hụi”. Phát huy vai trò giám sát và phản biện của Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân, nhằm kịp thời phát hiện những hạn chế, thiếu sót, khó khăn, vướng mắc để đề xuất, kiến nghị với các cơ quan chức năng có biện pháp khắc phục.
Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ bằng nhiều phương phù hợp với từng đối tượng; đa dạng hóa phương pháp tuyên truyền như: trực tiếp, qua phóng sự, truyền thanh, Cổng thông tin điện tử và qua các trang mạng xã hội (facebook, zalo,…). Kết hợp chặt chẽ giữa tuyên truyền các quy định của luật và kết quả xử lý vi phạm để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật. Thành lập các tổ tuyên truyền từ cấp xã đến khóm, ấp do Bí thư cấp ủy làm Tổ trưởng để tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành quy định pháp luật về quản lý, khai thác thủy sản, giao nộp, công cụ kích điện, chất độc, chất nổ…, yều cầu viết cam kết không mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dung công cụ kích điện, chất độc, chất nổ… để khai thác thủy sản đến 100% người dân hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn.
Củng cố, nâng cao chất lượng công tác xây phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ theo hướng thiết thực, hiệu quả. Từng cơ quan, đơn vị, xã, thị trấn lựa chọn xây dựng mới mô hình để giải quyết những vấn đề phức tạp về ANTT trên lĩnh vực, địa bàn phụ trách như: “mô hình phòng, chống băng, nhóm thanh, thiếu niên tụ tập sử dụng hung khí đánh nhau, gây mất TTCC”, “Mô hình chống bạo lực học đường”, “Mô hình ấp, khóm không có tội phạm, TNXH”, “Mô hình ấp, khóm không nghiện ma túy”; “Mô hình công tác phối hợp phòng, chống tội phạm, TNXH ở địa bàn giáp ranh”; “Mô hình tiếng kẻng an ninh khu vực chợ trong PCCC và truy bắt trộm”, “ Mô hình Họ đạo bình yên”…; tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm nhân rộng những mô hình hay, phát huy hiệu quả.