image banner
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI HUYỆN THỚI BÌNH, TỈNH CÀ MAU

Huyện Thới Bình

Dân số : 135,681 người

Diện tích : 636.4 km2

Huyện U Minh

Dân số : 101,815 người

Diện tích : 771.8 km2

Thành phố Cà Mau

Dân số : 222,991 người

Diện tích : 249.2 km2

Huyện Trần Văn Thới

Dân số : 189,126 người

Diện tích : 697.5 km2

Huyện Đầm Dơi

Dân số : 183,332 người

Diện tích : 810.0 km2

Huyện Cái Nước

Dân số : 138,444 người

Diện tích : 417,1 km2

Huyện Phú Tân

Dân số : 103,894 người

Diện tích : 448.2 km2

Huyện Năm Căn

Dân số : 65,719 người

Diện tích : 482,8 km2

Huyện Ngọc Hiển

Dân số : 77,819 người

Diện tích : 708.6 km2

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

Huyện Thới Bình

Dân số : 135,681 người

Diện tích : 636.4 km2

Huyện U Minh

Dân số : 101,815 người

Diện tích : 771.8 km2

Thành phố Cà Mau

Dân số : 222,991 người

Diện tích : 249.2 km2

Huyện Trần Văn Thới

Dân số : 189,126 người

Diện tích : 697.5 km2

Huyện Đầm Dơi

Dân số : 183,332 người

Diện tích : 810.0 km2

Huyện Cái Nước

Dân số : 138,444 người

Diện tích : 417,1 km2

Huyện Phú Tân

Dân số : 103,894 người

Diện tích : 448.2 km2

Huyện Năm Căn

Dân số : 65,719 người

Diện tích : 482,8 km2

Huyện Ngọc Hiển

Dân số : 77,819 người

Diện tích : 708.6 km2

Thới Bình tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số
Màu chữ

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, cụ thể là chỉ thị số 32/CT-TW ngày 9 tháng 12 năm 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân, theo đó công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật phải thường xuyên, liên tục và rộng khắp với chất lượng cao hơn, làm cho cán bộ, nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số hiểu biết và chấp hành pháp luật một cách nghiêm chỉnh.

Trên cơ sở đó, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 05/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã đề ra mục tiêu, trong đó có mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống tin thần của dân cư nông thôn, nhiều chương trình, chính sách dân tộc đã được ban hành và tổ chức thực hiện. Cụ thể là Kế hoạch 123/KH-UBDT ngày 13/3/2017 của Ủy ban Dân tộc về tuyên  truyền công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc. Từ đó, huyện Thới Bình đã cụ thể bằng Quyết định 4296/QĐ-UBND ngày 22/9/2017 về ban hành Kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật giai đọan 2017-2021 trên địa bàn huyện, góp phần làm thay đổi đáng kể đối với kinh tế - xã hội vùng dân tộc trong huyện, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng khó khăn được cải thiện rõ rệt sau 5 năm 2011-2016, tỷ lệ hộ nghèo giảm; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường đầu tư; lĩnh vực giáo dục và đào tạo đạt được nhiều kết quả tích cực; công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng tốt hơn; bản sắc văn hóa các dân tộc được quan tâm bảo tồn và phát triển, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; đồng bào dân tộc thiểu số được tuyên truyền, quán triệt, tiếp cận nhiều hơn với thông tin, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, trình độ dân trí được nâng lên.

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến đồng bào dân tộc thiểu số thời gian qua đạt được nhiều kết quả tích cực. Hàng năm, Phòng Tư pháp là cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật, tham mưu UBND huyện chỉ đạo các ban, ngành huyện, Ủy ban nhân dân các xã thị trấn tổ chức các cuộc hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến đồng bào dân tộc thiểu số với hàng nghìn lượt đồng bào tham dự, đồng thời biên soạn các tài liệu pháp luật, chuyên đề bài giảng phù hợp phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số làm tài liệu nghiên cứu, kết hợp với nghe giảng tại hội nghị; tổ chức in ấn, cấp phát hàng ngàn tờ gấp, tờ rơi, tài liệu tuyên truyền có nội dung phù hợp với từng nhóm đối tượng. Kết quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đã giúp các tầng lớp nhân dân, đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận với các nguồn thông tin về pháp luật, chấp hành pháp luật, về quyền lợi và nghĩa vụ của công dân, hiểu rõ thêm về quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với Đảng, Nhà nước, nâng cao nhận thức và ý thức tuân thủ pháp luật. Từ đó, dần hình thành ý thức tự giác chấp hành pháp luật, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, góp phần tích cực vào sự phát triển của huyện.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số đến nay vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, như: Kinh tế - xã hội một số vùng sâu phát triển còn chậm; kết cấu hạ tầng còn một số nơi chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực  cho công tác này còn thấp; năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ cơ sở phụ trách công tác dân tộc, cán bộ là người dân tộc thiểu số ở địa phương chưa đáp ứng yêu cầu, chưa được quan tâm đúng mức trong đào tạo, sử dụng; trình độ dân trí không đồng đều; điều kiện tiếp cận thông tin, tiếp cận với văn hóa tiên tiến còn hạn chế nhất định. Hoạt động tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số còn mang tính thời vụ, sự kiện; việc phát huy vai trò của người có uy tín trong công tác tuyên truyền, vận động ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số chưa được coi trọng đúng mức; công tác tuyên truyền, vận động chưa có những định hướng, biện pháp hiệu quả để phòng ngừa, ngăn chặn những tiêu cực, mặt trái của thời kỳ hội nhập, sự phát triển mạnh mẽ của thông tin, truyền thông… Một số hủ tục lạc hậu vẫn còn tồn tại như tình trạng tảo hôn và truyền đạo trái pháp luật vẫn còn diễn ra ở một vài nơi. Nhận thức về vai trò, vị trí của công tác tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số để nâng cao kiến thức và ý thức thực hiện pháp luật có nơi, có lúc chưa được quan tâm đầy đủ; thiếu sự chỉ đạo sâu sát, cụ thể của cấp ủy Đảng và người đứng đầu một số ngành, địa phương; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác tuyên truyền, vận động ở cơ sở còn thiếu, yếu, lạc hậu; sự chỉ đạo, phối hợp giữa các cơ quan chưa thường xuyên, nguồn lực cho công tác này chưa đáp ứng yêu cầu.

Để đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến đồng bào dân tộc thiểu số trong thời gian tới, cần thực hiện một số giải pháp sau:

Một là, biên soạn nội dung, tài liệu tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cho đồng bào dân tộc thiểu số phải ngắn gọn, dễ hiểu, gắn với thực tiễn đời sống và phù hợp với phong tục, tập quán của từng địa phương, từng vùng, đồng thời phù hợp với trình độ, nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số. Tài liệu tuyên truyền cần được biên soạn dưới hình thức như: Hỏi - Đáp hoặc tờ gấp, tờ rơi nhằm giúp đồng bào dân tộc thiểu số dễ đọc và dễ hiểu.

Hai là, hình thức tuyên truyền phải đặc thù riêng cho nhóm đối tượng là người dân tộc thiểu số, vùng dân tộc thiểu số. Trong đó, quan tâm để đa dạng hình thức tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước nhằm giúp cho đồng bào các dân tộc thường xuyên được tiếp cận thông tin như: Thông qua các cuộc giao lưu, hội diễn văn hóa, văn nghệ, câu lạc bộ tài tử, và các câu lạc bộ khác….xây dựng phóng sự phát thanh và truyền hình; tổ chức các cuộc thi, hội thi...

Ba là, phát huy vai trò của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đang có và đặc biệt là phát huy vai trò tuyên truyền của người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Cơ quan chức năng tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, trách nhiệm, kỹ năng, nghiệp vụ, giúp lực lượng tuyên truyền nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền cho người dân tộc thiểu số.

Bốn là, tổ chức các lễ tuyên dương, biểu dương, khen thưởng để kịp thời động viên, khích lệ và nhân rộng gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến, các tập thể, cá nhân tiêu biểu, xuất sắc trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có nội dung về thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến đồng bào dân tộc thiểu số

                                                                                      NHƯ Ý

  image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

Huyện Thới Bình

Dân số : 135,681 người

Diện tích : 636.4 km2

Huyện U Minh

Dân số : 101,815 người

Diện tích : 771.8 km2

Thành phố Cà Mau

Dân số : 222,991 người

Diện tích : 249.2 km2

Huyện Trần Văn Thới

Dân số : 189,126 người

Diện tích : 697.5 km2

Huyện Đầm Dơi

Dân số : 183,332 người

Diện tích : 810.0 km2

Huyện Cái Nước

Dân số : 138,444 người

Diện tích : 417,1 km2

Huyện Phú Tân

Dân số : 103,894 người

Diện tích : 448.2 km2

Huyện Năm Căn

Dân số : 65,719 người

Diện tích : 482,8 km2

Huyện Ngọc Hiển

Dân số : 77,819 người

Diện tích : 708.6 km2

Lượt truy cập
  • Tất cả: 1
Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân huyện Thới Bình.

Địa chỉ: Khóm 1 - Thị trấn Thới Bình - Huyện Thới Bình - Tỉnh Cà Mau. 

Điện thoại: 07803.860198 - 07803.860038 - 07803.860463 - 07803.505999 - Fax: 07803 860259 

Email: huyenthoibinh@camau.gov.vn

Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Trung Đỉnh - Chánh Văn phòng HĐND&UBND huyện - Trưởng Ban Biên tập  

ipv6 ready
Chung nhan Tin Nhiem Mang