Tôm càng đỏ có kích thước lớn và có vỏ cứng, nhẵn bóng có màu xanh rêu, điểm một số vạch màu đỏ trên phần lưng; trên càng con đực có vệt biểu bì màu đỏ không bị kitin hoá, con đực có thể đạt trọng lượng tổi đa 500g và con cái 400g.
Có khả năng sống ở nhiều loại môi trường khác nhau như từ ven biển nước lợ tới môi trường nước ngọt, môi trường sống ưa thích là những nơi có dòng chảy chậm ở vùng thượng lưu sông và tại các hồ, đầm, thích nghi ở vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, khu vực nước có nhiệt độ cao hớn 100c
Tôm càng đỏ thường sống ẩn nấp trong các hang hốc, rễ cây thủy sinh lớn ven bờ nước hoặc trong ao, hồ, ruộng. Loài Tôm này là loài ăn tạp, thức ăn gồm các loài thực vật, động vật, mùn bã hữu cơ, đôi khi có thể ăn thịt lẫn nhau khi thiếu thức ăn. Có đặc tính đào hang sâu tới 2m, phá hủy kênh mương thủy lợi. Loài này được Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (IUCN) xếp vào trong 100 loài nguy hiểm nhất trên thế giới.
Tôm càng đỏ được ghi nhận là vật chủ của một số tác nhân gây bệnh bao gồm virút, vi khuẩn, sinh vật đơn bào, nắm, ký sinh trùng đơn bào và đa bào. Nếu để chúng thất thoát ra ngoài môi trường tự nhiên thì sẽ rây nguy hại lớn đối với hệ sinh thái.
Tháng 5/2002 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I đã nhập và nuôi thử nghiệm tại Việt Nam. Kết quả nuôi thử nghiệm cho thấy những tác hại của chúng với đa dạng sinh học ở Việt Nam, nên năm 2004, Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp) đã cấm nuôi tôm càng đỏ. Tuy vậy, năm 2017, tại tỉnh Đồng Tháp, vần có một hộ lén lút thả nuôi loài tôm này để xuất sang Trung Quốc. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo tiêu hủy và xử lý nghiêm.
Một số quy định pháp luật về cấm vận chuyển, nuôi trồng, phát triển loài ngoại lai xâm hại:
Tại khoản 7, Điều 7, Luật Đa dạn sinh học 2008 đã quy định cấm nhập khẩu, phát triển loài ngoại lai xâm hại.
Theo Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản: Loài tôm càng đỏ không có tên trong Danh mục loài thủy sàn được phép kinh doanh tại Việt Nam.
Theo Phụ lục 1, 2 ban hành kèm theo Thông tư số 35/2018/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tiêu chí xác định và ban hành Danh mục loài ngoại lai xâm hại: Loài tôm càng đỏ được xác định là loài ngoại lai xâm hạy.
Tại Điều 246, Bộ Luật Hình sự đã quy định về tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại.
Tại Điều 43 Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngàv 18/11/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đã quy định xử lý vi phạm các quy định về kiểm soát loài ngoại lai xâm hại./.
Minh Đương