image banner
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI HUYỆN THỚI BÌNH, TỈNH CÀ MAU

Huyện Thới Bình

Dân số : 135,681 người

Diện tích : 636.4 km2

Huyện U Minh

Dân số : 101,815 người

Diện tích : 771.8 km2

Thành phố Cà Mau

Dân số : 222,991 người

Diện tích : 249.2 km2

Huyện Trần Văn Thới

Dân số : 189,126 người

Diện tích : 697.5 km2

Huyện Đầm Dơi

Dân số : 183,332 người

Diện tích : 810.0 km2

Huyện Cái Nước

Dân số : 138,444 người

Diện tích : 417,1 km2

Huyện Phú Tân

Dân số : 103,894 người

Diện tích : 448.2 km2

Huyện Năm Căn

Dân số : 65,719 người

Diện tích : 482,8 km2

Huyện Ngọc Hiển

Dân số : 77,819 người

Diện tích : 708.6 km2

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

Huyện Thới Bình

Dân số : 135,681 người

Diện tích : 636.4 km2

Huyện U Minh

Dân số : 101,815 người

Diện tích : 771.8 km2

Thành phố Cà Mau

Dân số : 222,991 người

Diện tích : 249.2 km2

Huyện Trần Văn Thới

Dân số : 189,126 người

Diện tích : 697.5 km2

Huyện Đầm Dơi

Dân số : 183,332 người

Diện tích : 810.0 km2

Huyện Cái Nước

Dân số : 138,444 người

Diện tích : 417,1 km2

Huyện Phú Tân

Dân số : 103,894 người

Diện tích : 448.2 km2

Huyện Năm Căn

Dân số : 65,719 người

Diện tích : 482,8 km2

Huyện Ngọc Hiển

Dân số : 77,819 người

Diện tích : 708.6 km2

Thới Bình - Một số giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể
Màu chữ

KTTT huyện Thới Bình nhiều năm qua phát triển với nhiều hình thức đa dạng, nòng cốt là HTX dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể. HTX đại diện cho các thành viên sản xuất, không giới hạn quy mô diện tích, sản lượng góp phần giảm chi phí đầu vào, tăng thu nhập cho thành viên, thúc đẩy phát triển kinh tế hộ, góp phần xóa đói giảm nghèo chung của huyện. KTTT huyện chú trọng phát triển trên các lĩnh vực tiềm năng, thế mạnh của huyện như nông nghiệp, thủy sản, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề đan lát, đồng thời lồng ghép các chương trình,dự án kinh tế - xã hội như xây dựng nông thôn mới… để thúc đẩy hợp tác, phát triển kinh tế tập thể. Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW, tính đến cuối năm 2018 toàn huyện có 53 THT với tổng số tổ viên là 329, số vốn góp là 4.604 triệu đồng; đối với HTX tính đến cuối năm 2018, toàn huyện có 15 HTX, có 191 thành viên với tổng số vốn điều lệ là 3.605 triệu đồng. Trong đó hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản 12 HTX, phi nông nghiệp 02 HTX và 01 quỹ tín dụng, hiện tại không còn xã trắng HTX.

Thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 Khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Có thể thấy, mô hình HTX là mô hình mang lại hiệu quả cao trong việc hỗ trợ các hộ gia đình phát triển sản xuất, tạo vị thế bình đẳng với các thành phần kinh tế khác trong thị trường. Bên cạnh một số kết quả tích cực đã đạt được, phát triển kinh tế tập thể còn một số hạn chế cần được khắc phục.

Phần lớn các HTX nông nghiệp tham gia cung cấp các dịch vụ đầu vào cơ bản cho hoạt động sản xuất nông nghiệp như cung cấp cây, con giống mà chưa nhiều nơi triển khai được dịch vụ hỗ trợ đầu tư cho quá trình sản xuất như thu gom, bán sản phẩm, và việc điều tra nắm bắt thông tin thị trường của hầu hết các HTX đều hạn chế.  Hầu hết các HTX đều có quy mô hoạt động nhỏ, số lượng xã viên chưa nhiều, vốn góp còn thấp dẫn đến khó khăn trong đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Một số HTX còn thiếu tính chủ động, sáng tạo trong điều hành hoạt động, chất lượng sản phẩm chưa cao, khả năng cạnh tranh thấp, chưa năng động, sáng tạo.Vẫn còn nhiều HTX có tổ chức bộ máy lõng lẽo, hoạt động cầm chừng, cụ thể trong giai đoạn 2013-2018 trên địa bàn huyện có đến 10 HTX giải thể theo hình thức tự nguyện và 07 HTX giải thể theo hình thức bắt buộc. Có rất nhiều nguyên nhân khiến KTTT dù có “lượng” nhưng vẫn còn thiếu “chất”. Trong đó, bên cạnh các nguyên nhân kể trên, vấn đề giá cả thị trường nhiều mặt hàng thiếu ổn định, chi phí đầu vào sản xuất cao cũng là nguyên nhân khiến HTX khó lớn mạnh. Bởi khi đó, thành viên HTX sẽ dễ gặp rủi ro trong khâu sản xuất và tiêu thụ, dẫn đến khó mạnh dạn góp vốn đầu tư mở rộng liên kết sản xuất. Tập quán sản xuất tuy có thay đổi nhưng vẫn còn nhỏ lẻ, chưa muốn phát triển rộng gây ảnh hưởng đến việc thành lập mới hoặc mở rộng quy mô sản xuất của các THT, HTX. Không ít HTX có tư tưởng trông chờ sự hỗ trợ của Nhà nước, thiếu ý chí phấn đấu vươn lên. Tự thân các đơn vị KTTT chưa thật sự chủ động thúc đẩy chuyển đổi sang mô hình mới.

Mặc dù công tác tuyên truyền về Luật HTX đã được thực hiện nhưng thiếu thường xuyên, cách thức tuyên truyền còn nặng nề về hình thức. Vì thế nhận thức về vị trí, vai trò, bản chất của KTTT trong một bộ phận cán bộ, nhân dân chuyển biến còn chậm, chưa đáp ứng yếu cầu. Quản lý nhà nước về KTTT còn nhiều mặt hạn chế, chưa đủ sức thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ phát triển KTTT ở địa phương. Cán bộ phụ trách lĩnh vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã còn kiêm nhiệm, chưa qua đào tạo  chuyên trách quản lý nhà nước về kinh tế hợp tác nên còn hạn chế trong công tác quản lý lĩnh vực này. Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ dành cho HTX điểm đã được triển khai nhưng HTX khó tiếp cận do HTX không hội đủ điều kiện để thụ hưởng chính sách đó, cụ thể: HTX Quyết Thắng xã Trí Phải  có nhu cầu được hỗ trợ  xây dựng phòng làm việc, cửa hàng giới thiệu vật tư, nhà kho nhưng trên thực tế chưa đủ điều kiện để tiếp cận. Ngoài ra, việc phổ biến, nhân rộng mô hình HTX, THT hoạt động hiệu quả chưa được triển khai rộng rãi giúp cho người dân tin tưởng vào các lợi ích về kinh tế xã hội do KTTT mang lại…

Do đó, để từng bước khắc phục những bất cập, yếu kém, tạo động lực cho KTTT phát triển, nâng cao vai trò và đóng góp của KTTT trong phát triển kinh tế cũng như để thực hiện có hiệu quả Chương trình phối hợp số 56/CTrPH ngày 18/2/2019 giữa Liên minh HTX với Ủy ban nhân dân huyện Thới Bình về việc triển khai công tác củng cố, phát triển THT, HTX trên địa bàn huyện Thới Bình trong năm 2019 với mục tiêu cụ thể là vận động thành lập thêm 8-10 THT (bình quân 1 THT/xã) và 05 HTX, do đó thời gian tới cần tập trung thực hiện đồng bộ với nhiều giải pháp, cụ thể như sau:

Thứ nhất: các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về phát triển kinh tế tập thể và chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển KTTT đến các cấp, các ngành, tổ chức kinh tế và nhân dân; tuyên truyền cho các HTX nhận thức rõ về cơ chế tự nguyện, quản lý dân chủ, bình đẳng…theo Luật Hợp tác xã 2012;

Thứ hai: tiếp tục tăng cường lãnh, chỉ đạo về phát triển KTTT, xem đây là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới với mục tiêu xây dựng mô hình điểm “mỗi xã một sản phẩm”, thực hiện tốt công tác đăng ký nhãn hiệu, xây dựng thương hiệu sản phẩm hàng hóa; thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể, hợp tác xã; rà soát, củng cố hoặc giải thể, sáp nhập những hợp tác xã hoạt động mang tính hình thức, kém hiệu quả.

Thứ ba: vận động, thu hút các doanh nghiệp lớn làm đầu tàu tham gia liên kết cùng HTX tổ chức sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị từ sản xuất cung ứng con giống, cây giống đến khâu chế biến, bảo quản, tiêu thụ trên các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nhằm tạo động lực mới để chuyển đổi hoàn toàn hoạt động của các HTX nông nghiệp, nhằm phát triển HTX với các phương thức, quy mô hoạt động gắn với trình độ phát triển của các mặt hàng chủ lực trên địa bàn huyện;

Thứ tư: huy động, ưu tiên nguồn lực để hỗ trợ có hiệu quả cho hợp tác xã nông nghiệp từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Nhà nước theo chính sách từ các Chương trình Hỗ trợ phát triển hợp tác xã tại Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ…

Thứ năm: tăng cường công tác phối hợp giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các sở, ban, ngành có liên quan, Liên minh Hợp tác xã và chính quyền địa phương trong công tác lãnh, chỉ đạo phát triển HTX một cách hiệu quả thiết thực. Trong đó, đặc biệt chú trọng việc triển khai các chính sách tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho HTX phát triển; xây dựng mô hình HTX và tổng kết mô hình để từ đó nhân rộng các điển hình, từng bước khẳng định KTTT, HTX là nhân tố quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ sáu: Thường xuyên kiểm tra việc tổ chức, hoạt động của HTX; cần tiến hành đánh giá, phân loại HTX hoạt động có hiệu quả, trung bình, yếu kém để có biện pháp hỗ trợ, tư vấn cụ thể cho từng HTX; kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ HTX hoạt động đúng luật và có hiệu quả. Vận động thành viên HTX nâng mức vốn góp và vận động các HTX có điều kiện thu hút thêm thành viên. Đồng thời, tập trung hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho KTTT mà nòng cốt là các HTX tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi; xây dựng cơ chế hỗ trợ lãi suất cho các HTX vay vốn để phục vụ sản xuất, kinh doanh.

Thứ bảy: thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý nhà nước về hợp tác xã, đồng thời tiếp tục tuyên truyền, tập huấn sâu rộng về pháp luật HTX, trong đó đặc biệt chú trọng đội ngũ cán bộ quản lý, thành viên hợp tác xã nhằm trang bị kiến thức quản lý và đảm bảo điều hành các HTX hoạt động có hiệu quả;

Thứ tám: phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị xã hội trong phát triển KTTT. Cấp ủy và chính quyền các cấp hỗ trợ, tạo điều kiện và phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị xã hội trong việc tuyên truyền, vận động thành viên tham gia hợp tác xã, đưa Luật Hợp tác xã năm 2012 thực sự đi vào cuộc sống.

Có thể nói, sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18/3/2002 tại Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của KTTT, chất lượng hoạt động của các HTX, THT trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến rõ nét, khẳng định được chỗ đứng trong phát triển kinh tế hộ. Mặc dù phát triển KTTT còn gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng với sự vào cuộc của các cấp các ngành, chính quyền địa phương cũng như sự chung tay của các thành viên HTX, THT thì KTTT sẽ có cơ hội phát triển và trụ vững trong tình hình hiện nay. Đồng thời, bên cạnh sự hỗ trợ của nhà nước thì mỗi thành viên HTX cũng cần phải tự khắc phục những hạn chế mang tính chủ quan. Có như vậy, HTX mới thực sự trở thành “đòn bẩy” trong phát triển kinh tế - xã hội,  góp phần hoàn thiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở tiêu chí số 13 về Tổ chức sản xuất.

Lâm Hoài Thương

  image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

Huyện Thới Bình

Dân số : 135,681 người

Diện tích : 636.4 km2

Huyện U Minh

Dân số : 101,815 người

Diện tích : 771.8 km2

Thành phố Cà Mau

Dân số : 222,991 người

Diện tích : 249.2 km2

Huyện Trần Văn Thới

Dân số : 189,126 người

Diện tích : 697.5 km2

Huyện Đầm Dơi

Dân số : 183,332 người

Diện tích : 810.0 km2

Huyện Cái Nước

Dân số : 138,444 người

Diện tích : 417,1 km2

Huyện Phú Tân

Dân số : 103,894 người

Diện tích : 448.2 km2

Huyện Năm Căn

Dân số : 65,719 người

Diện tích : 482,8 km2

Huyện Ngọc Hiển

Dân số : 77,819 người

Diện tích : 708.6 km2

Lượt truy cập
  • Số lượt truy cập : 1
Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân huyện Thới Bình.

Địa chỉ: Khóm 1 - Thị trấn Thới Bình - Huyện Thới Bình - Tỉnh Cà Mau. 

Điện thoại: 07803.860198 - 07803.860038 - 07803.860463 - 07803.505999 - Fax: 07803 860259 

Email: huyenthoibinh@camau.gov.vn

Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Trung Đỉnh - Chánh Văn phòng HĐND&UBND huyện - Trưởng Ban Biên tập  

ipv6 ready
Chung nhan Tin Nhiem Mang